Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp

Hiện nay, dùng tủ bếp gỗ công nghiệp là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn nhất. Bởi chẳng những đây là chất liệu có bề mặt đẹp, sang trọng mà giá thành cũng ở mức vừa phải. Nếu bạn đang muốn lắp đặt một bộ tủ bếp bằng chất liệu này. Hãy cùng Thế Giới Mộc tìm hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp. Để tìm được loại vật liệu phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của mình.
 

Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp
 

Các loại mặt dán gỗ công nghiệp

Khi nhìn vào một bộ tủ bếp, điều đầu tiên chúng ta quan sát thấy cũng như quan tâm đến chính là bề mặt. Do đó, trước khi tìm hiểu đến các vật liệu gỗ làm khung. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại mặt dán gỗ công nghiệp tủ bếp hiện nay. Có 05 loại bề mặt bao gồm:

- Mặt sơn bệt: Chỉ sử dụng sơn PU để phủ trực tiếp lên bề mặt cốt gỗ. Nên khả năng bảo vệ phần khung sẽ không bằng những loại mặt dán khác.

- Bề mặt Melamine: Được sản xuất từ nhựa tổng hợp, có độ dày khoảng 0,1mm. Bề mặt Melamine có khả năng chống trầy xước, cong vênh rất tốt.

- Mặt dán Laminate: Đây cũng là loại mặt dán được sản xuất từ nhựa tổng hợp. Tuy nhiên, độ dày của Laminate thường từ 0,5 - 1mm. Do đó, độ bền và giá thành sẽ cao hơn Melamine. Đa số khách hàng thường chọn mặt dán Laminate vân gỗ để tăng sự sang trọng cho căn bếp.

- Bề mặt dán Veneer: Veneer là mặt phủ gỗ tự nhiên xẻ mỏng, dày 0,5cm. Sau khi dán Veneer, người ta còn phủ thêm một lớp sơn để bảo vệ. Giá thành của Veneer rất đa dạng do còn phụ thuộc vào loại gỗ sử dụng.

- Mặt dán Acrylic: Chất liệu này có bề mặt bóng  gương, bền và đắt nhất trong số 05 loại mặt dán gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, Acrylic chỉ có các màu sắc cơ bản, không có giả vân gỗ.
 

Phủ bề mặt gỗ công nghiệp làm tủ bếp
 

Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp

Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để sản xuất tủ bếp gỗ công nghiệp thì chỉ có 03 loại được sử dụng phổ biến.

1. Gỗ công nghiệp MFC

MFC (Melamine Faced Chipboard) được sản xuất bởi các loại dăm gỗ pha trộn cùng với keo chống thấm. Thường sẽ là keo cao cấp để gia tăng độ bền cho tủ bếp. Loại gỗ sử dụng keo này còn gọi là gỗ lõi xanh. Hỗn hợp gỗ và keo được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành các tấm gỗ. Bề mặt bên ngoài gỗ MFC có thể tráng PVC màu hoặc in vân gỗ. Xét về độ bền, tủ bếp MFC có tuổi thọ không cao bằng những vật liệu gỗ công nghiệp khác (chỉ khoảng 10 - 15 năm)

2. Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF được viết tắt từ Medium Density Fiberboard. Công nghệ sản xuất MDF cũng tương tự như MFC nhưng gỗ được xay thành sợi chứ không phải dạng dăm. Chính vì thế mà độ bền chất liệu này cũng cao hơn. Và đây cũng là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất tủ bếp. Bề mặt MDF có thể phủ mọi loại vật liệu. Nhưng được ưa chuộng nhất là Acrylic và Laminate.

3. Gỗ công nghiệp HDF

Tấm HDF được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên và nhiều thành phần phụ gia khác. Loại gỗ này có khả năng cách nhiệt rất cao nên còn được dùng làm vách ngăn. Bề mặt tấm gỗ HDF được phủ một lớp Melamine kết hợp với sợi thủy tinh. Tạo nên một lớp phủ trong suốt, có tác dụng giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định và tăng độ bền. Bên ngoài cũng có thể phủ sơn màu và dễ dàng thay đổi.

Các loại gỗ công nghiệp dùng làm tủ bếp

Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này. Bạn đã hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp được dùng làm tủ bếp. Từ đó, dễ dàng xem xét để lựa chọn được chất liệu phù hợp với mong muốn của mình. Nếu cần được tư vấn thêm thông tin hoặc báo giá chi tiết các loại tủ bếp. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Thế Giới Mộc chúng tôi qua số Hotline: 0926 132 132 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Bài viết liên quan


THẾ GIỚI MỘC
THẾ GIỚI MỘC
thegioimocvn@gmail.com
>
Hồ Chí Minh , Hồ Chí Minh , 70000 Việt Nam
0926132132
0926132132